Đo đạc và bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị, phương pháp để thu nhận, xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian và biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu theo các quy tắc toán học nhất định. Hiện nay, các đơn vị hoạt động đo đạc bản đồ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn lúng túng trong việc xin Giấy phép đo đạc bản đồ. Công ty tư vấn Lam Sơn cung cấp các thông tin cần thiết cho Quý khách (là các doanh nghiệp, không phải tổ chức thuộc cơ quan nhà nước) khi làm thủ tục xin Giấy phép đo đạc bản đồ.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 45/2015/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ.
II. ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh;
- Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:
Đối với 01 kỹ thuật trưởng:
+ Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ;
+ Có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm;
+ Có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên;
+ Không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác.
Đối với 04 nhận viên kỹ thuật khác: có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
- Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.
III. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
Bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác, quyết định bổ nhiệm của kỹ thuật trưởng;
d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
đ) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.
IV. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn;
Bước 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức có trụ sở chính.
Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ 1 lần.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định và gửi biên bản thẩm định kèm theo hồ sơ cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
Bước 5: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức có đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
V. DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ TẠI CÔNG TY LAM SƠN
- Tư vấn điều kiện cần và đủ để đơn vị xin giấy phép đo đạc bản đồ theo quy định;
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
- Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cho khách hàng;
- Đại diện Khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước
Công ty Lam Sơn – cam kết cung cấp dịch vụ Xin giấy phép đo đạc bản đồ chuyên nghiệp nhất
Thông tin liên hệ:CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ LAM SƠN
Address : 32 Phố I – Thị trấn Quảng Xương, Thanh Hóa Hotline: 0849 375 111 – Miss Hà Website: thutucnhanhthanhhoa.com Email: thutucnhanhlamson@gmail.com |